Phong trào LGBT trên thế giới Phong_trào_LGBT

Tháng 6/2011, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua tuyên bố về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới trên toàn cầu. Tuyên bố khẳng định "mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về nhân cách và quyền lợi, và mọi người đều xứng đáng có được tự do và quyền lợi mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào". 96 nước thành viên của Liên Hợp Quốc đã ký tên ủng hộ nghị quyết công nhân quyền của người đồng tính, 44 nước không ủng hộ cũng không phản đối quyền của người đồng tính, 57 nước ký tên phản đối quyền của người đồng tính (hiện còn 54 nước vì có 3 nước đã chuyển sang ủng hộ quyền của người đồng tính.[2][3][4][5][6][7][8]

Trong ngày 27/1/2013, hàng trăm ngàn người Pháp đã xuống đường ủng hộ hôn nhân đồng giới được Chính phủ thông qua. Chỉ riêng thủ đô Paris, theo số liệu của cảnh sát là 125.000 người còn theo số liệu của các nhà tổ chức là 400.000 người đã xuống đường để hô khẩu hiệu và giương biểu ngữ ủng hộ. Tại các địa phương khác, tổng số người tham gia hoạt động này là khoảng 100.000 người.[9]

Ngày 30/6/2013, sau khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng giới, nhiều người Mỹ đã ra đường để ủng hộ người đồng tính. Riêng tại thành phố New York, Hãng thông tấn AP ước tính có khoảng hai triệu người tham gia diễu hành vì quyền của người đồng tính. Nhiều cuộc diễu hành cũng được tổ chức tại San Francisco, Chicago, Seattle, Minneapolis,Venezuela, Costa Rica, Colombia và nhiều nơi khác trên khắp Châu Mỹ.[10]

Ngày 26/06/2015, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã thông qua điều luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ. Ngay lập tức, trên các phương tiện truyền thông: báo đài, truyền hình, mạng xã hội... nhiều người dân Mỹ bày tỏ sự ủng hộ với người đồng tính. Nhiều chính khách, nghệ sĩ, doanh nhân cũng thể hiện sự vui mừng trước bước tiến triển mới về những nỗ lực cho cộng đồng LGBT. Mạng xã hội facebook lập ra ứng dụng đổi hình đại diện sang màu cầu vồng sáu sắc mang tên "Celebrate Pride" để thể hiện sự ủng hộ đối với người đồng tính. Sau 4 ngày, gần 30 triệu tài khoản đã thay đổi hình đại diện sang biểu tượng cầu vồng để ủng hộ hôn nhân đồng giới. Thống kê của Facebook cho biết các hình ảnh ủng hộ hôn nhân đồng giới đã nhận được hơn 500 triệu lượt like sau 4 ngày. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới và cả ở Việt Nam đã tham gia phong trào này.[11][11][12] Nhiều quốc gia trên thế giới cũng tổ chức nhiều phong trào diễu hành ủng hộ hôn nhân đồng giới. Theo tờ Daily Mail ước tính có khoảng 950.000 người đã tham gia vào các sự kiện ủng hộ người đồng tính trong vài tuần trên khắp thế giới[13]. Tại Anh, 30.000 ngàn người đã xuống đường phố London diễu hành ủng hộ hôn nhân đồng giới, lá cờ cầu vồng được treo 1 tuần trên nóc Văn phòng Nội các Westminster (trung tâm London) để chào mừng sự kiện.[14]. Tại Nhật Bản, đã có khoảng 3.000 người tham gia cuộc tuần hành tại thủ đô Tokyo để kêu gọi Chính phủ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.[15].

Sau khi Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, Tim Cook - CEO (giám đốc điều hành) của Tập đoàn Apple đã công khai mình là một người đồng tính. Ông đã dẫn đầu đoàn diễu hành gồm 8.000 nhân viên Apple xuống đường tuần hành với cờ lục sắc để ăn mừng sự kiện.[16].

Tại thành phố Toronto, Canada, Pride week là 1 trong những lễ hội đồng tính lớn nhất trên thế giới diễn ra thường niên và nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố. Sự kiện thu hút 500000 đến 1 triệu người tham gia mỗi năm và được coi là một trong những lễ hộ văn hóa lớn nhất Bắc Mỹ. Lễ hội năm 2009 đã thu hút 1 triệu người tham dự và đem về cho thành phố 136 triệu đôla Canada. Lễ hội năm 2012 thu hút 1,2 triệu người tham dự. Lễ hội năm 2014 đem về 791 triệu đôla Canada cho thành phố. Pride week đã nhận giải "sự kiện hàng đầu" của giải thưởng Top Choice Award năm 2008.[17][18][19][20][21]

Tháng 10 năm 2013 tại Singapore đã ghi nhận một con số kỷ lục khi có tới 21.000 người đã có mặt tại ngày hội Pink Dot để ủng hộ những người đồng tính ở nước này. Với khẩu hiệu “Tự do để yêu thương”, các nhà tổ chức sự kiện này muốn nâng cao nhận thức của người dân về quyền được yêu của mỗi người, bất kể xu hướng giới tính của họ.[cần dẫn nguồn]

Lẽ diễu hành đồng tính đầu tiên tại Đài Bắc năm 2003 có 500 người tham dự, nhưng đến năm 2013 đã có 78000 người tham dự, trở thành lễ diễu hành đồng tính lớn nhất Đài Loan từ trước tới nay. Nhiều sự kiện và hội thảo quốc tế về LGBT cũng được tổ chức trong dịp này.[22] Lễ diễu hành đồng tính năm 2007 tại Madrid, Tây Ban Nha có 2,3 triệu người tham dự. Sự kiện nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố, vùng và nhà nước.[23] Lễ diễu hành đồng tính tại Cologne,Đức năm 2002 có 1,2 triệu người tham dự.[24]

Tháng 11/2015, 10.000 người đã có buổi diễu hành quy mô lớn nhất ở Hồng Kông để ủng hộ hôn nhân đồng tính[25]. Cùng thời điểm, tại Đài Loan cũng có cuộc tuần hành kỷ lục với 78.000 người để ủng hộ hôn nhân đồng giới và cộng đồng LGBT[26].

Phản đối phong trào LGBT từ phía đối lập

  • Năm 2012, trên 100.000 người ở Pháp tham gia biểu tình phản đối việc chính phủ nước này hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Ít nhất 70.000 người biểu tình đã tràn ra các đường phố ở thủ đô Paris, số còn lại tập trung tại các thành phố Lyon, ToulouseMarseille. BBC dẫn lời một người biểu tình ở Paris cho biết: “Một đứa trẻ cần cả một người cha và một người mẹ, nếu dự luật hợp pháp hôn nhân đồng tính được thông qua thì trẻ em chỉ còn có cha hoặc mẹ. Đây là điều trái với lẽ tự nhiên, vì thế chúng tôi phản đối dự luật này”[27]
  • Năm 2013, khoảng 300.000 người đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Paris để tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính. Người biểu tình tuyên bố rằng một đứa trẻ chỉ có thể lớn lên lành mạnh nếu có cả mẹ và cha.[28]
  • Sau khi tổ chức từ năm 1990, tới năm 2015, diễu hành đồng tính đã bị cấm bởi cảnh sát Hàn Quốc. Sau những phản đối từ các nhóm Thiên Chúa giáo, ngày 30 tháng 5, cảnh sát Hàn Quốc đã đưa ra một thông báo cấm diễu hành đồng tính dựa trên Điều 8 của Luật về hội họp và biểu tình, theo đó cấm các cuộc diễu hành vì bất tiện cho người đi bộ và phương tiện giao thông[29]
  • Năm 2015, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng hơi cayvòi rồng để giải tán một đoàn diễu hành đồng tính ở Istabul sau khi có lệnh cấm của thị trưởng được ban bố nhân tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo[30]
  • Tại Úc, những người biểu tình phản đối hôn nhân đồng giới đã tụ tập tại Sydney cho một cuộc biểu tình phản đối.[31]
  • Tại Mexico, khoảng 5.000 đến 10.000 người đã xuống đường phố Guadalajara, thủ phủ của tiểu bang Mexico tây Jalisco để phản đối hôn nhân đồng tính và việc nhận con nuôi của những người đồng tính bởi một nhóm tên là Jalisco, được hỗ trợ bởi Đức hồng y Francisco Robles Ortega - Tổng Giám mục Công giáo của Guadalajara.[32]
  • Tại Italy, khoảng 300.000 tới 1 triệu người đã tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính tại Quảng trường San Giovanni ở Rome. Những người biểu tình cho biết họ tham gia cuộc biểu tình nhằm bảo vệ những giá trị của gia đình truyền thống chống lại sự ảnh hưởng của phong trào đồng tính[33]
  • Tại Serbia, năm 2011, chính phủ nước này đã quyết định sử dụng cảnh sát để ngăn chặn một cuộc diễu hành đồng tính được dự kiến tổ chức. Cảnh sát đã bắt giữ sáu người ở Belgrade. Trong khi một số người nói rằng chính quyền Serbia đã cấm diễu hành đồng tính một cách thô bạo là đầu hàng những nhóm côn đồ, nhiều người Serbia tỏ ra hạnh phúc khi những "giá trị truyền thống" đã giành chiến thắng[34].

Nối tiếp Nga, một loạt các nước Đông Âu đã đưa ra các dự thảo luật cấm tuyên truyền đồng tính tương tự như Nga, bao gồm: Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Ukraine, Bulgaria. Tuy nhiên sau đó, luật này bị quốc hội hoặc chính phủ các nước Lativia, Ukraine, Armenia bãi bỏ, trong khi đã được thông qua tại Lithuania (tháng 2/2014)[35], Kazakhstan (tháng 2/2015)[36], Moldova (tháng 7/2013)[37], Kyrgyzstan (tỷ lệ 90 thuận - 2 chống)[38].

Năm 2014, tại "Diễn đàn gia đình quốc tế", được tổ chức tại Moscow, các đại diện của Ukraine, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và cả đại diện cho các lực lượng cực đoan từ Mỹ, đã tham gia vào sự kiện này. Các hội nghị lên đến đỉnh điểm với một lời kêu gọi ban hành một lệnh cấm trên toàn thế giới đối với tuyên truyền LGBT[39] Chủ tịch Đảng AFD (Đức) cũng lên tiếng đề nghị áp dụng luật chống tuyên truyền đồng tính tại Đức [40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong_trào_LGBT http://www.naturalmarriage.org.au/news-posts/over-... http://www.citynews.ca/2009/10/18/toronto-to-host-... http://76crimes.com/2013/08/18/u-n-rights-office-r... http://www.balkaninsight.com/en/article/lgbt-serbi... http://www.cbsnews.com/news/putin-talks-gay-rights... http://www.dailyxtra.com/toronto/news-and-ideas/ne... http://www.dailyxtra.com/world/news-and-ideas/news... http://www.europride.com/en/archives/year-2007/mad... http://latino.foxnews.com/latino/lifestyle/2015/07... http://www.gaystarnews.com/article/australian-fore...